Ngoại cảnh của trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội đầu thế kỷ 20

25/04/2020
6 phút đọc
4.4K views
Ngoại cảnh của trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội đầu thế kỷ 20

Trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội là một trong những trường trung học nổi tiếng nhất ở Đông Dương, Trường được thành lập năm 1919, giải thể năm 1965. Đây là nơi nhiều nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Đông Dương từng học.

Do nhu cầu học tập của con em người Pháp, năm 1902 trường Paul Bert
(Collège Paul Bert) được thành lập, đặt ở đại lộ Rollandes (Boulevard Rollandes), nay là phố Hai Bà Trưng, hiệu trưởng là Simonin. Lúc đầu trường chỉ có các lớp trung học đệ nhất cấp (classes du 1er cycle), từ năm 1912 mới bắt đầu có các lớp trung học đệ nhị cấp (classes du 2e cycle), với 143 học sinh, trong đó có 2 người Trung Hoa và 1 người Nhật.

Năm 1914 Toàn quyền Albert Sarraut ra quyết định xây dựng một trường trung học lớn, hoàn chỉnh, giống như một trường trung học ở chính quốc, thu nhận học sinh Pháp và cả một số học sinh con em các quan lại cao cấp Việt, Miên, Lào.

Mặc dù gặp khó khăn do Thế chiến I (1914 – 1918), năm 1914 công trình vẫn
được khởi công trên một khuôn viên rộng, vuông vắn, nằm trước Phủ Toàn Quyền, tiếp giáp với đại lộ Cộng Hòa (Avenue de la République) sau đổi là Honoré Tissot, nay là phố Hoàng Văn Thụ, đại lộ Brière de l’Isle nay là phố Hùng Vương, đại lộ Carnot nay là phố Phan Đình Phùng, và phố Destenay nay là phố Nguyễn Cảnh Chân; cổng chính nhìn ra đại lộ Cộng Hòa. Công trình do kiến trúc sư Adolphe Bussy thiết kế gồm khu trường chính (khu học đường, khu hiệu bộ, khu nội trú – y tế) và khu giáo dục thể chất, hoạt động thể dục thể thao. Khu học đường và khu hiệu bộ đều nằm trong 2 dãy
nhà cao 2 – 3 tầng được xây song song với đại lộ Cộng Hòa; giữa 2 dãy nhà này là 2 sân chơi ngoài trời rộng, ngăn cách bởi một giàn cây hình vòm xanh mát, giữa có treo chiếc chuông để đánh báo giờ. Giáp đầu ngoài 2 sân có 2 nhà chơi khá lớn kèm hàng chuc phòng tắm có gương sen. Khu nội trú – y tế nằm trong dãy nhà thứ 3 ở phía sau dãy thứ 2, các hành lang có mái che lợp ngói nối liền 2 dãy nhà này với nhau. Một cổng phụ mở ra trên phố Destenay đón học sinh đến học hàng ngày, đồng thời cho phép thầy trò dễ dàng đi sang khu giáo dục thể chất. Khoảng năm 1948 mở thêm một cổng phụ nữa nhìn ra đại lộ Brière de l’Isle. Khu giáo dục thể chất gồm sân quần vợt, sân bóng đá, sân bóng rổ, sân bóng chuyền, khu điền kinh (hố cát để tập nhảy cao, nhảy xa, xà đơn, xà kép, xà lệch…), ngăn cách với khu trường chính bởi phố Destenay. (Từ năm 1954 khu này đã được dùng để xây trụ sở Ban Tuyên Giáo trung ương còn khu trường chính được dùng làm trụ sở Trung ương Đảng CS Việt Nam).

Sau 4 năm công trình được hoàn thành và ngày 1 – 1 – 1919 trường trung học Hà Nội (Lycée de Hanoi) ra đời. Trường gồm 2 phân hiệu, phân hiệu I chỉ mở các lớp trên được đặt ở đây, phân hiệu II chỉ mở các lớp dưới nằm ở đại lộ Rollandes. Để phân biệt, phân hiệu II được gọi là Petit Lycée (trường Trung học Nhỏ), còn phân hiệu I được gọi là Grand Lycée (trường Trung học Lớn). Năm 1923, phân hiệu I được xây bổ sung mặt tiền chính (façade principale) và được đặt tên là trường Trung học An-be Sa-rô (Lycée Albert Sarraut) để tỏ lòng tri ân Toàn quyền An-be Sa-rô, người đã ra quyết định xây dựng trường trước đây, còn phân hiệu II lấy lại tên là trường Paul
Bert như trước. Trường An-be Sa-rô được tổ chức và giảng dạy giống như một lycée ở Pháp, lực lượng giảng dạy gồm các giáo sư cử nhân (professeur licencié) và các giáo sư thạc sĩ (professeur agrégé), trang thiết bị đầy đủ gồm các phòng thí nghiệm kèm bên cạnh các phòng học bộ môn cho các môn khoa học thực nghiệm Lý Hóa Sinh, các phòng học vẽ, học nhạc, một thư viện riêng cho các giáo sư và một thư viện cho học sinh với đầy đủ các sách giáo khoa và các sách tham khảo cho tất cả các bộ môn, học sinh có thể ký quỹ thuê sách ở thư viện để học, các phòng học đều đúng tiêu chuẩn, rộng rãi, sáng sủa.

Mời các bạn đọc tiếp lịch sữ của trường trung học Albert Sarraut ở bài sau

Ngoại cảnh của trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội đầu thế kỷ 20
Ngoại cảnh của trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội đầu thế kỷ 20
Ngoại cảnh của trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội đầu thế kỷ 20
Mặt tiền của trường nằm trên đại lộ Cộng Hòa (nay là đường Hoàng Văn Thụ), phía xa là Dinh Toàn quyền (nay là Phủ Chủ tịch).
Ngoại cảnh của trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội đầu thế kỷ 20
Toàn cảnh trường Albert Sarraut nhìn từ Dinh Toàn quyền
Ngoại cảnh của trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội đầu thế kỷ 20
Trường trung học Albert Sarraut nhìn từ ngã ba đại lộ Brìere – đại lộ Cộng hòa (nay là ngã ba Hùng Vương – Hoàng Văn Thụ, trước cổng Phủ Chủ tịch).
Ngoại cảnh của trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội đầu thế kỷ 20
Lối vào trước tòa nhà chính của trường
Ngoại cảnh của trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội đầu thế kỷ 20
Khu vực cổng trường giờ tan học
Ngoại cảnh của trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội đầu thế kỷ 20
Ngoại cảnh của trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội đầu thế kỷ 20
Xe đưa đón học sinh
Ngoại cảnh của trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội đầu thế kỷ 20
Một Khu nhà trong khuôn viên trường
Ngoại cảnh của trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội đầu thế kỷ 20
Khu bệnh xá của trường
Ngoại cảnh của trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội đầu thế kỷ 20
Sân chơi cho trẻ em trong trường
Ngoại cảnh của trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội đầu thế kỷ 20
Sân quần vợt
Ngoại cảnh của trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội đầu thế kỷ 20
Sân quần vợt
Ngoại cảnh của trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội đầu thế kỷ 20
Một góc sân trường
Ngoại cảnh của trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội đầu thế kỷ 20
Trên sân bóng đá
Ngoại cảnh của trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội đầu thế kỷ 20
Toàn cảnh khu vực sân thể thao nhìn từ một tòa nhà của trường

Tác giã : Nguyễn Minh Vũ – Cựu học sinh chuyên khoa (1951 – 54)


Latest from Blog

Nhà thơ Cung Trầm Tưởng T

Tưởng niệm Nhà thơ Cung Trầm Tưởng

               Trước khi nhạc sĩ Phạm Duy cho ra đời nhạc phẩm “Tiễn Em“, phổ từ hai bài thơ “Mùa Thu Paris” và “Chưa bao giờ buồn thế” của nhà thơ Cung Trầm
Ca Từ Trịnh Công Sơn C

Ca từ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn

               Một chút ngẫm nghĩ về ca từ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn, một hiện tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử ca nhạc và cả trong lãnh vực văn học
Quán Văn Trong Nỗi Tình Cờ Q

Quán Văn Trong Nỗi Tình Cờ

               Quán Văn, cái tên trở thành rất thân thuộc ở Sài Gòn trước 1975, đã đưa tên tuổi nhiều nghệ sĩ sáng tác, trình diễn đi sâu vào lòng thưởng ngoạn của
Go toTop