Nội cảnh của trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội đầu thế kỷ 20

26/04/2020
5 phút đọc
4.1K views
Nội cảnh ở Trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội đầu thế kỷ 20

Trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội là một trong những trường trung học nổi tiếng nhất ở Đông Dương, Trường được thành lập năm 1919, giải thể năm 1965. Sau khi đã khám phá lịch sữ hình thành của trường ở phần 1, chúng ta tiếp tục cuộc hành trình nhé !

Năm học đầu tiên (1924 – 25), trường đã thu nhận 800 học sinh, có cả học sinh Miên, Lào và 370 học sinh Việt Nam. Kể từ năm học sau (1925 – 26), với ông Autigeon làm Quyền Hiệu trưởng, trường hạn chế nhận học sinh Việt Nam nên chỉ có 510 học sinh trong đó có 210 học sinh VN, phần lớn học sinh VN vào học ở trường Bảo Hộ (Lycée du Protectorat) được thành lập năm 1924, sau này trở thành trường THPT Chu văn An. Cao điểm nhất là năm 1940, trường có tới 1405 học sinh.

Năm 1943, trường bị ném bom, phải sơ tán khỏi Hà Nội. Phần lớn nhà trường, đứng đầu là hiệu trưởng Loubet, sơ tán đến Tam Đảo, một bộ phận nhỏ ghép với trường Paul Bert, cùng hiệu trưởng Silhou, sơ tán vào Sầm Sơn. Một số học sinh chạy vào Đà Lạt, xin học tiếp ở trường trung học Yersin. Sau đảo chính 9 – 3 – 1945, trường tạm ngừng hoạt động.

Ngày 4 – 2 – 1947, dưới sự điều hành của bà Raspail, trước đây là hiệu trưởng Trường Con Gái Pháp (Collège des Jeunes Filles Francaises), trường Albert Sarraut mở cửa trở lại đón 700 học sinh, tạm thời ở địa điểm của Trường Con Gái phố Félix Faure, nay là phố Trần Phú, bởi một phần trường sở cũ bị hư hại do chiến tranh, cần có kinh phí và thời gian để sửa chữa. Tháng 9 – 1948 trường trở về địa điểm cũ và liên tục phát triển, đến niên khóa 1953 – 54, số học sinh lên tới 2400.

Sau hiệp định Genève năm 1954, chính phủ Pháp ký với chính phủ Việt Nam một Thỏa ước văn hóa (7 – 4 – 1955), theo đó trường trung học Albert Sarraut được tiếp tục hoạt động trong 10 năm nữa song phải dời về địa điểm của trường Paul Bert ở phố Rollandes (nay là phố Hai bà Trưng) trước đây và trở thành một trường tư thục do Tổ chức Lương Hội Pháp (Mission laique francaise) mở, giảng dạy theo chương trình 10 năm của Việt Nam, bằng tiếng Việt Nam, trừ môn Toán, tiếng Pháp chỉ là ngoại ngữ chính, được học từ cấp I; học sinh không phải đóng học phí. Năm học 1955 – 1956 trường bắt đầu hoạt động theo quy chế mới như trên với 590 học sinh. Số học sinh cao nhất là vào năm học 1959 – 60 (1420 học sinh), năm học cuối cùng 1964 – 65 có 966 học sinh. Sau năm học này, trường trung học Albert Sarraut Hanoi chính thức ngừng hoạt động hẳn.

Sau 46 năm tồn tại và hoạt động (1919 – 1965), trường trung học Albert Sarraut Hanoi đã đào tạo hàng chục ngàn học sinh, trong đó có hàng ngàn học sinh Việt Nam, nhiều người nổi tiếng như đại tướng Võ Nguyên Giáp, thủ tướng Phạm Văn Đồng, học giả Hoàng Xuân Hãn, luật sư Nguyễn Mạnh Tường, nhà thơ Phạm Huy Thông (tốt nghiệp Tú tài Triết học năm 1934), nhà triết học Trần Đức Thảo (tốt nghiệp Tú tài Triết học năm 1935). Có người như Phạm Duy Khiêm học giỏi, được học bổng sang Pháp, đã thi đỗ vào trường danh tiếng bậc nhất của Pháp là trường Cao đẳng Sư phạm
phố Ulm (Ecole Normale Supérieure rue d’Ulm), tốt nghiệp năm 1931…Một số học sinh Lào đã từng học ở trường An-be Sa-rô, về sau cũng rất nổi tiếng như hoàng thân
Xu-va-na Phu-ma, hoàng thân Xu-pha-nu-vông. Các cựu học sinh An-be Sa-rô kể trên, với các cống hiến to lớn của mình, xứng đáng là những tấm gương sáng cho các thế hệ thanh niên noi theo. Nhiều thế hệ học sinh An-be Sa-rô sau này ở Việt Nam cũng đã nêu cao tinh thần yêu nước, tích cực tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp vàchống Mỹ; nhiều học sinh của trường những năm học sau 1954 đang hăng hái tham gia vào công cuộc Đổi Mới, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà.

Nội cảnh ở Trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội đầu thế kỷ 20
Trong phòng khám răng của bệnh xá
Nội cảnh ở Trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội đầu thế kỷ 20
Bên trong sảnh chính
Nội cảnh ở Trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội đầu thế kỷ 20
Không gian thư viện
Nội cảnh ở Trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội đầu thế kỷ 20
Phòng ăn của học sinh nhỏ tuổi
Nội cảnh ở Trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội đầu thế kỷ 20
Giờ học lịch sử
Nội cảnh ở Trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội đầu thế kỷ 20
Giờ học vật lý
Nội cảnh ở Trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội đầu thế kỷ 20
Giờ học vật lý
Nội cảnh ở Trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội đầu thế kỷ 20
Giờ học môn lịch sử tự nhiên
Nội cảnh ở Trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội đầu thế kỷ 20
Một góc phòng thí nghiệm
Nội cảnh ở Trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội đầu thế kỷ 20
Giờ học môn địa lý
Nội cảnh ở Trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội đầu thế kỷ 20
Các học sinh làm thí nghiệm vật lý
Nội cảnh ở Trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội đầu thế kỷ 20
Giờ học toán
Nội cảnh ở Trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội đầu thế kỷ 20
Bên trong phòng ký túc xá

Tác giã : Nguyễn Minh Vũ – Cựu học sinh chuyên khoa (1951 – 54)


Latest from Blog

Nhà thơ Cung Trầm Tưởng T

Tưởng niệm Nhà thơ Cung Trầm Tưởng

               Trước khi nhạc sĩ Phạm Duy cho ra đời nhạc phẩm “Tiễn Em“, phổ từ hai bài thơ “Mùa Thu Paris” và “Chưa bao giờ buồn thế” của nhà thơ Cung Trầm
Ca Từ Trịnh Công Sơn C

Ca từ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn

               Một chút ngẫm nghĩ về ca từ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn, một hiện tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử ca nhạc và cả trong lãnh vực văn học
Quán Văn Trong Nỗi Tình Cờ Q

Quán Văn Trong Nỗi Tình Cờ

               Quán Văn, cái tên trở thành rất thân thuộc ở Sài Gòn trước 1975, đã đưa tên tuổi nhiều nghệ sĩ sáng tác, trình diễn đi sâu vào lòng thưởng ngoạn của
Go toTop