Ngã Tư Hàng Sanh là một giao lộ đồng mức thuộc loại hiện đại nhất của Sài Gòn trước biến cố 1975. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu thông tin và khám phá hình ảnh về địa điểm mang tên cây này tại Sài Gòn xưa.
- Những bức ảnh màu cực hiếm về miền Bắc Việt Nam năm 1967 (phần 1)
- Chùm ảnh lễ hội đền Đồng Nhân ở Hà Nội vào những năm 1920-1929
- Nội cảnh của trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội đầu thế kỷ 20
Lý giải về tên gọi Hàng Xanh, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, trước năm 1945 khu vực này trồng nhiều cây sanh. Cây Sanh được trồng dọc hai bên đường Bạch Đằng ngày nay kéo dài đến ngã tư này.
Sanh là tên một loại cây lớn có họ hàng với cây đa, cây đề, cây si… (họ Ficus). Xưa trên con đường đi từ đường Thiên Lý (đường Cái Quan), chổ gần cầu Sơn, đi băng qua rạch Cầu Bông đến lăng Ông – Bà Chiểu, hai bên đường có trồng hàng cây Sanh, do vậy đường có tên là Hàng Sanh, nay là đường Bạch Đằng. Cho đến khoảng thập niên 40 vẫn còn cây này ở ven đường. Trên Bản đồ đô thành Sài Gòn năm 1962 thì đoạn đầu của đường Bạch Đằng vẫn còn ghi tên là đường Hàng Sanh.
Sài Gòn xưa là rừng, đến giữa thế kỷ XX vẫn còn nhiều vết tích. Người dân bản xứ thường đặt tên những địa danh bằng tên các loài cây như : cây Vắp, cây Củ Chi, cây Sanh, cây Quéo, cây Thị, cây Da Sà, cây Sơn (có cầu Sơn gần ngã tư Hàng Sanh), cây Gõ, cây Xoay, … và cây Gòn (Sài Gòn).
Trước thập niên 1960, chỗ này mang tên là Ngã 3 hàng Sanh. Đến đầu thập niên 1960, sau khi cầu Tân Cảng (nay là cầu Sài Gòn) được xây dựng, có thêm một nhánh đường đi Biên Hòa được gọi là Xa Lộ Biên Hòa, thì chỗ này mới thành Ngã Tư Hàng Sanh.
Vào thời Đệ Nhứt Cộng Hòa, ít người biết được đây là một giao lộ đồng mức thuộc loại hiện đại nhất Á Châu thời ấy, với hệ thống dải phân cách, phân luồng và đèn tín hiệu giao thông được cách âm chôn hoàn toàn dưới lòng đất và vẫn còn sử dụng tốt cho đến năm 1995…
Ngày trước, ngã tư Hàng Sanh đặt một chiếc đồng hồ mà ai đi qua cũng thấy. Bây giờ những chiếc đồng hồ công cộng ấy chỉ còn lại ở vài ngã tư. Trước tình hình giao thông cấp bách, vòng xoay của ngã tư Hàng Sanh bị đập bỏ, nhường chỗ cho cây cầu vượt bằng thép xuyên ngang. Chiếc đồng hồ và vòng xoay biến mất, chỉ còn lại trong hoài niệm của nhiều người.
Nhà thơ Kiên Giang – Hà Huy Hà khi lên Sài Gòn học, năm 1943 ông ở trọ tại Hàng Sanh; sau đó ông có sáng tác bài thơ “Nhạc Xe Bò”, có đoạn :
Đêm xưa trăng mới đứng đầu
Đoàn xe bò đã qua cầu Hàng Sanh
Nhạc xe bò rộn âm thanh
Khô khan mà thảm, mong manh mà sầu
Bánh xe lốc cốc
Lên dốc đầu cầu
Tổng hợp