Chùm ảnh lễ hội đền Đồng Nhân ở Hà Nội vào những năm 1920-1929

26/04/2020
3 phút đọc
4K views
Lễ hội đền Đồng Nhân ở Hà Nội thập niên 1920

Hà Nội, đền thờ Hai Bà Trưng, còn gọi là Đền Đồng Nhân vốn dựng từ năm 1160 đời vua Lý Anh Tông ở phường Bố Cái, tức là bãi Đồng Nhân, bên bờ sông Hồng. Năm 1819, vì bãi bị lở, dân dời đền vào khu vực trường Giảng Võ cũ của thời Lê, thuộc đất thôn Hương Viên, tổng Thanh Nhàn huyện Thọ Xương tức địa điểm hiện nay.

Từ nhiều thế kỷ qua đến nay, đền là nơi thờ Hai Bà Trưng linh thiêng bậc nhất ở kinh đô Thăng Long và miền Bắc nói chung. Ngôi đền đã được Bộ Văn hóa xếp hạng là Di tích Lịch sử Quốc gia ngay đợt đầu tiên vào năm 1962.

Mỗi năm đền tổ chức một lễ hội lớn diễn ra từ ngày 3-6/2 Âm lịch để tưởng nhớ công lao của Hai Bà Trưng. Mồng 4, làng vào đám bằng tế nhập tịch và mồng 5 là hội rước nước. Đám rước đi từ đền ra phố Huế, lên Hàng Bài đến tận đền Bà Kiệu ở Hồ Gươm, rẽ ra Cột đồng hồ ở phố Trần Nhật Duật, rồi đưa choé xuống thuyền ra giữa sông lấy nước về nấu với trầm hương để tắm tượng. Hai lão bà trong làng, tính cách khiêm nhường, đức hạnh, được dân cử để tắm tượng, mặc áo mới cho Hai Bà trong ngày hội lớn.

Cùng nhau xem loạt ảnh đặc sắc về lễ hội này do người Pháp chụp vào những năm 1920-1929.

Lễ hội đền Đồng Nhân ở Hà Nội thập niên 1920
Khung cảnh ở sân đền. Trong điện thờ, các vị chức sắc đang làm lễ trước bàn thờ
Lễ hội đền Đồng Nhân ở Hà Nội thập niên 1920
Một vị cao niên đọc sớ trong điện thờ
Lễ hội đền Đồng Nhân ở Hà Nội thập niên 1920
Các hương chức, quan viên và nhạc công tập trung phía trước điện thờ
Lễ hội đền Đồng Nhân ở Hà Nội thập niên 1920
Trẻ em cầm cờ đứng dọc lối vào điện thờ trong lễ hội đền Đồng Nhân
Lễ hội đền Đồng Nhân ở Hà Nội thập niên 1920
Kiệu thờ và các đồ lễ được đặt ở sân đền để chuẩn bị cho đám rước tôn vinh Hai Bà Trưng
Lễ hội đền Đồng Nhân ở Hà Nội thập niên 1920
Hai chiếc bình đựng nước thiêng sẽ được rước trong lễ hội
Lễ hội đền Đồng Nhân ở Hà Nội thập niên 1920
Người hành lễ cầu khấn bên chiếc kiệu đặt ở sân đền trước lễ rước
Lễ hội đền Đồng Nhân ở Hà Nội thập niên 1920
Các chức sắc mặc lễ phục, chụp ảnh kỷ niệm với tượng voi ở sân đền
Lễ hội đền Đồng Nhân ở Hà Nội thập niên 1920
Các quan chức chụp ảnh kỷ niệm trước bức bình phong của đền
Lễ hội đền Đồng Nhân ở Hà Nội thập niên 1920
Nhóm nam giới có địa vị trong làng chụp ảnh kỷ niệm
Lễ hội đền Đồng Nhân ở Hà Nội thập niên 1920
Đám rước chuẩn bị khởi hành từ sân đền
Lễ hội đền Đồng Nhân ở Hà Nội thập niên 1920
Tượng voi được đưa ra trước cổng đền để phục vụ lễ rước
Lễ hội đền Đồng Nhân ở Hà Nội thập niên 1920
Chiếc kiệu lớn được đưa ra khỏi cổng đền
Lễ hội đền Đồng Nhân ở Hà Nội thập niên 1920
Đám rước đi qua đường làng
Lễ hội đền Đồng Nhân ở Hà Nội thập niên 1920
Dân làng tề tựu xem đám rước
Lễ hội đền Đồng Nhân ở Hà Nội thập niên 1920
Lễ hội đền Đồng Nhân ở Hà Nội thập niên 1920
Người khiêng trống trong đám rước
Lễ hội đền Đồng Nhân ở Hà Nội thập niên 1920
Lễ hội đền Đồng Nhân ở Hà Nội thập niên 1920
Bến sông Hồng gần đền Đồng Nhân tấp nập khách hành hương qua lại bằng thuyền
Lễ hội đền Đồng Nhân ở Hà Nội thập niên 1920
Một con thuyền chở đồ lễ phục vụ lễ hội

Theo Kiến Thức


Latest from Blog

Nhà thơ Cung Trầm Tưởng T

Tưởng niệm Nhà thơ Cung Trầm Tưởng

               Trước khi nhạc sĩ Phạm Duy cho ra đời nhạc phẩm “Tiễn Em“, phổ từ hai bài thơ “Mùa Thu Paris” và “Chưa bao giờ buồn thế” của nhà thơ Cung Trầm
Ca Từ Trịnh Công Sơn C

Ca từ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn

               Một chút ngẫm nghĩ về ca từ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn, một hiện tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử ca nhạc và cả trong lãnh vực văn học
Quán Văn Trong Nỗi Tình Cờ Q

Quán Văn Trong Nỗi Tình Cờ

               Quán Văn, cái tên trở thành rất thân thuộc ở Sài Gòn trước 1975, đã đưa tên tuổi nhiều nghệ sĩ sáng tác, trình diễn đi sâu vào lòng thưởng ngoạn của
Go toTop