Vài hình ảnh quý và hiếm về cuộc di cư của người miền bắc sau Hiệp định Genève 1954

25/04/2020
1 phút đọc
4.1K views
Cuộc tản cư của người miền Bắc năm 1945

Ký ngày 21 tháng 7 năm 1954, Hiệp định Genève, sau 75 ngày đàm phán, đã chấm dứt Chiến tranh Đông Dương và sự hiện diện của quân đội Pháp trên bán đảo Đông Dương. Hiệp định cũng công nhận nền độc lập của Lào và Campuchia và chia Việt Nam thành hai quốc gia, ở vĩ tuyến 17: phía Bắc tập hợp lại các lực lượng của Quân đội Nhân dân Việt Nam, tức là Việt Minh; phía Nam, Quân đội Liên hiệp Pháp (bao gồm cả Quân đội Quốc gia Việt Nam).
Sau khi Hiệp định Genève được tuyên bố, trên 1 triệu người dân từ miền Bắc được sự trợ giúp cũng như ảnh hưởng tuyên truyền của Mỹ đã di cư vào Nam.
Hàng ngàn người tị nạn đã đổ về cảng Hải Phòng và đã được đưa lên những chiếc tàu của chính quyền Pháp đặc biệt phái đến để đưa họ về miền Nam.
Những người tị nạn được đưa đến hai địa điểm theo ý muốn của họ ở Tourane (Nha Trang) hoặc ở Sài Gòn; ở đó, các trung tâm tiếp nhận sẽ chăm sóc “tái định cư” cho họ nhanh nhất có thể, đưa họ trở lại làm việc và tìm cho họ một mái nhà.


Latest from Blog

Nhà thơ Cung Trầm Tưởng T

Tưởng niệm Nhà thơ Cung Trầm Tưởng

               Trước khi nhạc sĩ Phạm Duy cho ra đời nhạc phẩm “Tiễn Em“, phổ từ hai bài thơ “Mùa Thu Paris” và “Chưa bao giờ buồn thế” của nhà thơ Cung Trầm
Ca Từ Trịnh Công Sơn C

Ca từ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn

               Một chút ngẫm nghĩ về ca từ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn, một hiện tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử ca nhạc và cả trong lãnh vực văn học
Quán Văn Trong Nỗi Tình Cờ Q

Quán Văn Trong Nỗi Tình Cờ

               Quán Văn, cái tên trở thành rất thân thuộc ở Sài Gòn trước 1975, đã đưa tên tuổi nhiều nghệ sĩ sáng tác, trình diễn đi sâu vào lòng thưởng ngoạn của
Go toTop