Lễ tế Nam Giao của Vua Khải Định vào tháng 3 năm 1924 (Phần 1)

25/05/2020
3 phút đọc
2.7K views
Lễ tế Nam Giao của vua Khải Định

Loạt ảnh quý về lễ tế đàn Nam Giao của vua Khải Định vào tháng 3 năm 1924 do nhiếp ảnh gia Đặng Châu thực hiện. Đây là lễ tế đàn Nam Giao cuối cùng trong thời gian trị vì ngắn ngủi của nhà vua.

    Xin đọc tiếp phần 2
    Xin đọc tiếp phần 3
    Xin đọc tiếp phần 4

    Lễ tế Nam Giao của vua Khải Định
    Tại đàn tế : bức bình phong nơi cửa phía nam được trang trí bên trên bằng hai con rồng giấy.
    Lễ tế Nam Giao của vua Khải Định
    Bộ Lễ rước tượng “đồng nhân” vào hoàng cung.
    Lễ tế Nam Giao của vua Khải Định
    Tượng người bằng đồng, dùng trong lễ tế Nam Giao của triều Nguyễn.
    Tượng người “đồng nhân” có cầm thẻ bài có khắc 3 chữ. Hai chữ phía trên là “trai giới”, chữ dưới cùng là chữ “bài”: 牌, chữ bài có nghĩa cái biển hay bảng. “Trai giới bài” 齋 戒 牌
    Theo điển lệ nhà Nguyễn, bốn ngày trước ngày tế, Bộ Lễ rước tượng đồng nhân vào hoàng cung hoặc trai cung (nhà tại đàn Nam Giao để vua tạm trú chờ cử hành tế lễ) để vua bắt đầu một cuộc trai giới ba ngày, giữ mình trong sạch, chuẩn bị cho lễ tế thiêng liêng. Tượng là hình người mặc lễ phục, đứng thẳng, hai tay chắp lại, cầm thẻ bài có khắc hai chữ “trai giới” . Trong thời gian trai giới, tượng được để trước mặt vua, có công dụng giúp cho vua tập trung nghĩ tưởng điều trong sạch.
    Lễ tế Nam Giao của vua Khải Định
    Trai cung: sau 24 giờ trai tịnh và hoàn tất nghi lễ tế giao, nhà vua rời Viên đàn trở lại trai cung, tại đây các quan chúc mừng nhà vua đã hoàn thành nghi lễ tế giao và vua lên đường trở về điện riêng của mình (là điện Kiến Trung, trong trường hợp của vua Khải Định và vua Bảo Đại).
    Lễ tế Nam Giao của vua Khải Định
    Vua Khải định rời điện Kiến Trung
    Lễ tế Nam Giao của vua Khải Định
    Tại trai cung, các quan trong lúc chờ để chúc mừng vua đã hoàn tất lễ tế giao. Bìa trái là ông Nguyễn Hữu Bài, thứ ba từ trái qua là ông Hồ Đắc Trung.
    Lễ tế Nam Giao của vua Khải Định
    Các quan trong lúc chờ vua xuất phát lên đường từ điện Cần Chánh để đến đàn lễ giao.
    Bên trái là Tả Vu, bên phải là Tả Dược Lang nối vào Đại Cung Môn nằm ngoài ảnh.
    Lễ tế Nam Giao của vua Khải Định
    Đoàn rước vua Khải Định tử cổng Ngô Môn về phía cung điện Thái Hòa.
    Lễ tế Nam Giao của vua Khải Định
    Đoàn rước vua Khải Định qua đoạn đường Đông Ba dọc theo bờ sông Hương.
    Lễ tế Nam Giao của vua Khải Định
    Đội lính bảo vệ hoàng gia, trong bộ đồng phục đầy màu sắc, đang dừng lại trên một đoạn đường trong thành cổ. Đoàn rước sau khi vượt qua cổng Ngô Môn, đi đến cổng Đông Nam (Mirador VIII) qua đó sẽ ra khỏi Thành cổ. Phía bên trái của hình, chúng ta có thể thấy một nhíp ảnh gia.
    Lễ tế Nam Giao của vua Khải Định
    Đông Nam Môn – Cửa Thượng Tứ (Mirador VIII)
    Lễ tế Nam Giao của vua Khải Định
    Đoàn Ngự đạo rời Kinh thành Huế qua cửa Thượng Tứ (tức cửa Đông Nam, Mirador VIII theo tên gọi của người Pháp).
    Lễ tế Nam Giao của vua Khải Định
    Lễ tế Nam Giao của vua Khải Định
    Những người đánh trống trong đội lễ nhạc.
    Lễ tế Nam Giao của vua Khải Định
    Cổng đàn Nam Giao trước khi đám rước tới nơi.

    Hình ảnh : Association des amis du vieux Huê


    Latest from Blog

    Nhà thơ Cung Trầm Tưởng T

    Tưởng niệm Nhà thơ Cung Trầm Tưởng

                   Trước khi nhạc sĩ Phạm Duy cho ra đời nhạc phẩm “Tiễn Em“, phổ từ hai bài thơ “Mùa Thu Paris” và “Chưa bao giờ buồn thế” của nhà thơ Cung Trầm
    Ca Từ Trịnh Công Sơn C

    Ca từ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn

                   Một chút ngẫm nghĩ về ca từ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn, một hiện tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử ca nhạc và cả trong lãnh vực văn học
    Quán Văn Trong Nỗi Tình Cờ Q

    Quán Văn Trong Nỗi Tình Cờ

                   Quán Văn, cái tên trở thành rất thân thuộc ở Sài Gòn trước 1975, đã đưa tên tuổi nhiều nghệ sĩ sáng tác, trình diễn đi sâu vào lòng thưởng ngoạn của
    Go toTop