Vài nét về tân nhạc Việt Nam trước 1975

08/03/2021
5 phút đọc
3K views
Ban nhạc Tiếng Tơ Đồng
Ban nhạc Tiếng Tơ Đồng

Nói về dòng tân nhạc Việt Nam thì có lẽ sẽ không có giấy bút nào có thể ghi lại được đầy đủ cả một quá trình lâu dài hình thành và phát triển dòng nhạc này.

Vũ Hoàng muốn dành chút ít thời gian điểm lại một vài nét về những nhạc sĩ với dòng nhạc tình này tại Việt Nam trong giai đoạn trước năm 1975.

Dòng tân nhạc Việt Nam có thể nói bắt đầu phôi thai từ cuối những năm 1930. Năm 1938 được coi là điểm mốc đánh dấu sự hình thành của Tân nhạc Việt Nam với những buổi biểu diễn và thuyết trình của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên tại Hà Nội.

Theo tài liệu ghi lại, Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên khi đó ở Sài Gòn, là người Việt duy nhất tham gia hội Ái nhạc. Ông bắt đầu hát nhạc Tây và đoạt được cảm tình của báo chí và radio. Ông có những tác phẩm như Bông cúc vàng, Kiếp hoa, cùng thời này, còn có Bình minh của Nguyễn Xuân Khoát, người được xem là anh cả của tân nhạc Việt Nam, Bản đàn xuân của Lê Thương hay Khúc yêu đương của Thẩm Oánh.

Tuy nhiên, những cây đại thụ như Phạm Duy, Văn Cao, Dương Thiệu Tước, Đoàn Chuẩn, Lê Thương… lại được công chúng về sau biết đến nhiều hơn bởi những đóng góp với số lượng đồ sộ và là nền tảng cho nhạc tiền chiến – dòng nhạc đầu tiên của tân nhạc Việt Nam sau này.

Ngoài những nhạc sĩ kể trên, nhạc sĩ Đặng Thế Phong được xem như một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của thời kỳ tiền chiến, dù chỉ có duy nhất ba bài là Đêm Thu viết năm 1940, Con Thuyền Không Bến năm 1941 và Giọt Mưa Thu năm 1942, nhưng ông đã được nhạc sĩ Doãn Mẫn nhận xét là nhạc sĩ tiền chiến có sáng tác sâu đậm hồn dân tộc nhất.
Từ năm 1945, tân nhạc Việt Nam bắt đầu có sự phân tách. Đa số các nhạc sĩ rời bỏ thủ đô và những thành phố lớn để tham gia kháng chiến chống Pháp. Ở các vùng đô thị thuộc kiểm soát của Pháp, những nhạc sĩ vẫn sáng tác nhạc lãng mạn như Văn Giảng với Ai về sông Tương, Văn Phụng với Mơ khúc tương phùng.

Sau giai đoạn này, từ 1954 đến 1975 khi đất nước 2 miền chia cắt, ở miền Nam, với sự tự do, đa dạng hơn trong sáng tác nghệ thuật, các nhạc sĩ đã viết các ca khúc thuộc nhiều thể loại. Chia sẻ về những kỷ niệm xưa, nhạc sĩ Nhật Ngân cho biết: “Thực sự là trước năm 1975 tôi thấy nhạc tình ca rất phong phú, thật sự thời đó tình yêu phơi phới, tình yêu đến với họ dễ dàng, người ta viết nhạc tình yêu rất thoải mái. Những nhạc sĩ trước năm 1975 viết tình ca thì nhiều lắm, chẳng hạn thời đó có những nhạc sĩ viết tình ca không còn nữa, như nhạc sĩ Trúc Phương, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, nhạc sĩ Duy Khánh. Những bài nổi tiếng của những người trước năm 1975 mà bây giờ không còn nữa thì tôi có thể đơn cử, Trần Thiện Thanh có những bài như Trên Đỉnh Mùa Đông, Bảy Ngày Đợi Mong; Trúc PhươngThói Đời, Y VânLòng Mẹ hay Ảo Ảnh.”

Trích đoạn ca khúc Ảo Ảnh qua tiếng hát Đức Tuấn và Hồ Ngọc Hà, nhạc sĩ Nhật Ngân chia sẻ tiếp: “Nhạc tình ca trước 1975, những bài trong khoảng thời gian chiến tranh khốc liệt hơn, gần đến giai đoạn 1975, thì các bài tình ca của các nhạc sĩ trong nước chẳng hạn như của Anh Bằng, Song Ngọc, Trầm Tử Thiêng hoặc Nhật Ngân thì chủ yếu hướng về những người trong chiến cuộc. Chẳng hạn mình là người lính nghĩ về hậu phương, mình là người lính nghĩ về những mất mát trong chiến tranh, mình không được hưởng tuổi trẻ bình thường như những người ở các nước khác. Những khi chúng tôi đang ở tuổi hào hứng nhất về tình yêu thì lại phải đi ra chiến trường, lại phải miệt mài trong quân ngũ. Thành ra những mất mát đó được Trúc Phương, được tôi, được anh Trần Thiện Thanh và được một số người khác nữa viết nên, nói lên tâm trạng của người trong chiến cuộc.

Vũ Hoàng, phóng viên RFA


Latest from Blog

Nhà thơ Cung Trầm Tưởng T

Tưởng niệm Nhà thơ Cung Trầm Tưởng

               Trước khi nhạc sĩ Phạm Duy cho ra đời nhạc phẩm “Tiễn Em“, phổ từ hai bài thơ “Mùa Thu Paris” và “Chưa bao giờ buồn thế” của nhà thơ Cung Trầm
Ca Từ Trịnh Công Sơn C

Ca từ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn

               Một chút ngẫm nghĩ về ca từ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn, một hiện tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử ca nhạc và cả trong lãnh vực văn học
Quán Văn Trong Nỗi Tình Cờ Q

Quán Văn Trong Nỗi Tình Cờ

               Quán Văn, cái tên trở thành rất thân thuộc ở Sài Gòn trước 1975, đã đưa tên tuổi nhiều nghệ sĩ sáng tác, trình diễn đi sâu vào lòng thưởng ngoạn của
Go toTop