Phim “Như Giọt Sương Khuya” của đạo diễn Bùi Sơn Duân

09/10/2016
2 phút đọc
6.1K views
Như Giọt Sương Khuya - Bùi Sơn Duân

Phim chuyển thể từ tác phẩm Đừng Gọi Anh Bằng Chú của Nguyễn Đình Thiều. Là bộ phim màu do Trần Quang, Bạch Tuyết, Đoàn Châu Mậu, Nguyễn Thị Tường Vy đóng chính.

Trong phim, Huấn (Trần Quang) là kỹ sư cơ khí du học từ Pháp về, nhưng không thích làm công chức hay làm công cho người ta, mà lên một tỉnh nhỏ vùng cao nguyên mở tiệm sửa xe hơi. Gặp lại người bạn cũ là anh của Dung (Bạch Tuyết), hai người này xúi Huấn đi buôn lậu quốc tế vùng Việt Miên Thái. Hạnh (Nguyễn Thị Tường Vy) em con cô của Dung gặp Huấn và yêu Huấn, nhưng Huấn lại yêu Dung. Trong cuộc Huấn đưa Dung sang Miên gặp Đạt, họ đụng độ bọn cướp. Dung bị bắn chết… Đây là loại phim hành động…
Đạo diễn Bùi Sơn Duân thành lập một hãng phim tư nhân mang tên Việt Ảnh, trong đó có đạo diễn Nguyễn Long, diễn viên Trần Quang và nhiều diễn viên khác kết hợp thành nhóm làm phim thể loại xã hội đen, buôn lậu. Ba phim Như Hạt Mưa SaNhư Giọt Sương KhuyaHải Vụ 709 đều là sản phẩm của hãng phim Việt Ảnh do ông làm Giám đốc.

Như Hạt Mưa Sa là bộ phim đen trắng, chuyển thể từ tác phẩm văn học cùng tên của nhà văn Ngọc Linh, do đạo diễn Bùi Sơn Duân dàn dựng năm 1971. Hợp diễn với Thẩm Thúy Hằng là Trần Quang, Bạch Tuyết, Đoàn Châu Mậu, Diễm Kiều… Người nữ nghệ sĩ khả ái này đảm nhận hai vai diễn là hai chị em sinh đôi với hai tính cách hoàn toàn trái ngược, cô chị thì dịu dàng và nữ tính, còn cô em thì trẻ trung, hiện đại. Bộ phim này cũng có doanh thu rất cao, riêng tiền lãi đã giúp cho nhà sản xuất đủ tiền làm tiếp phần 2 là Như Giọt Sương Khuya bằng phim màu, in tráng phim tại Hồng Kông. Nhưng ở bộ phim Như Giọt Sương Khuya quay vào năm 1972, nữ nghệ sĩ Bạch Tuyết vào vai chính bên cạnh nam diễn viên Trần Quang. Như Giọt Sương Khuya được chuyển thể từ tác phẩm Đừng Gọi Anh Bằng Chú của Nguyễn Đình Thiều, do đạo diễn Bùi Sơn Duân chỉ đạo diễn xuất.

https://www.youtube.com/watch?v=4f9PH-2PeAk

Latest from Blog

Nhà thơ Cung Trầm Tưởng T

Tưởng niệm Nhà thơ Cung Trầm Tưởng

               Trước khi nhạc sĩ Phạm Duy cho ra đời nhạc phẩm “Tiễn Em“, phổ từ hai bài thơ “Mùa Thu Paris” và “Chưa bao giờ buồn thế” của nhà thơ Cung Trầm
Ca Từ Trịnh Công Sơn C

Ca từ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn

               Một chút ngẫm nghĩ về ca từ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn, một hiện tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử ca nhạc và cả trong lãnh vực văn học
Quán Văn Trong Nỗi Tình Cờ Q

Quán Văn Trong Nỗi Tình Cờ

               Quán Văn, cái tên trở thành rất thân thuộc ở Sài Gòn trước 1975, đã đưa tên tuổi nhiều nghệ sĩ sáng tác, trình diễn đi sâu vào lòng thưởng ngoạn của
Go toTop