Lịch sử tên đường: Đường Alexandre de Rhodes (Quận 1)

20/09/2020
3 phút đọc
13.4K views
Đường Alexandre De Rhodes

Đường Alexandre de Rhodes nghiêng mình nằm bên lề của Công viên 30/4 như một cô tiểu thư con nhà giàu kiêu kỳ và tràn đầy sức sống.

Vị trí

Từ đường Phạm Ngọc Thạch đến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, dài 281m lộ giới 20m chệch phía trước Dinh Thống Nhất (trước năm 1945 gọi là Dinh Norodom, sau năm 1955 gọi là Dinh Độc Lập) qua ngã tư Pasteur. Đường lưu thông 2 chiều. Đường này thuộc địa bàn phường Bến Thành, quận 1.

Lịch sử

Đường này là một trong các đường xưa nhất Sài Gòn. Thời Pháp thuộc (chính thức là ngày 2-6-1871) có tên là đường Paracels (Hoàng Sa), đến ngày 16-10-1871 đổi lại là đường Colombert. Từ ngày 22-3-1955 chính quyền Sài Gòn đổi là đường Alexandre de Rhodes. Đến ngày 4-4-1985 thành phố đổi là đường Thái Văn Lung. Nay lấy lại tên Alexandre de Rhodes thành tên chính thức trước đây.

Nằm ngay trung tâm thành phố, đường Alexandre de Rhode cũng tấp nập như những con đường xung quanh nó, nhưng ẩn chứa bên trong những nét thầm kín thú vị. Đó là một con đường nhỏ dài chừng 300m, cái áo ngoài chỉn chu đến sang trọng, với những biệt thự xinh đẹp, những chiếc ô tô nối nhau đậu san sát, hàng cây cao vút tỏa bóng… Nơi đây còn là thế giới riêng của những người yêu thích sự khác biệt do chính mình tạo ra.

Xung quanh khu vực này, và ngay trên đường Alexandre de Rhode có khá nhiều quán cà phê hạng sang nhưng cà phê bệt vẫn là lựa chọn của nhiều bạn trẻ. Đường không đông người qua lại nhưng trên vỉa hè thì lúc nào cũng đông đúc. Nhất là sáng sớm và chiều tối, hàng trăm thanh niên ngồi bệt dựa lưng vào tường, nhâm nhi ngụm cà phê, tán dóc với bạn bè, hoặc lơ đãng ngắm dòng người lướt nhanh trên đường tấp nập. Từ con đường này trông ra, có những góc nhìn tuyệt đẹp mà hiếm nơi nào khác của TP.HCM có được. Trước mặt là khoảng xanh mênh mông của công viên, cùng con đường Lê Duẩn, Pasteur chạy ngang, cắt công viên thành những mảng ô vuông. Chếch qua phía bên phải là dinh Thống Nhất. Nhìn nghiêng qua trái là khu mua sắm Diamond plaza, Nhà Thờ Đức Bà, Bưu điện trung tâm Thành phố, cùng những tòa nhà cao tầng hiện đại.

Theo Hòn Ngọc Viễn Đông + Hương Lam


Latest from Blog

Nhà thơ Cung Trầm Tưởng T

Tưởng niệm Nhà thơ Cung Trầm Tưởng

               Trước khi nhạc sĩ Phạm Duy cho ra đời nhạc phẩm “Tiễn Em“, phổ từ hai bài thơ “Mùa Thu Paris” và “Chưa bao giờ buồn thế” của nhà thơ Cung Trầm
Ca Từ Trịnh Công Sơn C

Ca từ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn

               Một chút ngẫm nghĩ về ca từ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn, một hiện tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử ca nhạc và cả trong lãnh vực văn học
Quán Văn Trong Nỗi Tình Cờ Q

Quán Văn Trong Nỗi Tình Cờ

               Quán Văn, cái tên trở thành rất thân thuộc ở Sài Gòn trước 1975, đã đưa tên tuổi nhiều nghệ sĩ sáng tác, trình diễn đi sâu vào lòng thưởng ngoạn của
Go toTop