Lịch sử sản xuất xe 4 bánh Citroën La Dalat

16/09/2020
4 phút đọc
3.5K views
Citroën La Dalat

Sau Đệ Nhị Thế Chiến, để đáp ứng nhu cầu về phương tiện di chuyễn của dân Pháp đương thời, hảng chế tạo xe Citroën đã tung ra thị trường chiếc xe 2CV, từ dạng chiếc xe nầy, Citroën đã thành công trong việc sản xuất một chiếc xe rẻ tiền, bền bỉ, bảo trì và sửa chữa dễ dàng, thực dụng cho dân chúng thời hậu chiến. Tiếp đến là loại xe Citroën Dyane 6 và Méhari sản xuất cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60. Xe Citroën La Dalat sản xuất ở Việt Nam là loại xe dựa trên kiểu Citroën Méhari.

Citroën La Dalat

Nằm trong kế hoạch hợp tác kỹ thuật của Citroën về cơ khí ô-tô và những quốc gia có ý định sản xuất phương tiện giao thông nội địa, còn được Citroën gọi là kế hoạch hợp tác FAF (Facile À Fabriquer, Facile À Financer = Dễ sản xuất, Dễ trả tiền).

Sơ lược nguồn gốc

Hãng xe Citroën đã thiết lập một cơ xưởng ở Đông Dương vào năm 1936, trụ sở lúc đầu đặt tại góc đường Lê Lợi – Nguyễn Huệ hiện nay đã trở thành Caféteria Rex ở Sài Gòn. Dưới thời VNCH được dời đi và đổi tên thành Công Ty Xe Hơi Citroën, sau là Công Ty Xe Hơi Saigon.

Citroën La Dalat
Trụ sở Công Ty Xe Hơi Saigon (viết theo kiểu đọc tây phương: Saigon Xe Hơi Công Ty)

Dân cư ở miền Nam đã quen dùng các sản phẩm của Pháp từ thời đô-hộ nên các loại xe ô-tô thường là các loại xe xuất xứ từ Âu châu, mãi đến giữa thập niên 60 với việc nhập cảng ồ ạt các loại xe gắn máy 2 bánh: Honda, Suzuki, Yamaha, Kawasaki, Bridgestone… Loại xe ô-tô Nhật Bản cũng chen chân vào thị trường Việt Nam: Toyota, Mazda, Mitsubishi, Nissan, Daihatsu… Xe do Pháp chế tạo đã không còn sức thu hút người tiêu thụ ngoại trừ chiếc Citroën 2CV – Hảng Citroën quyết định tung ra thị trường một loại xe thực dụng và rẻ tiền, loại xe mà các công ty sản xuất xe Nhật Bản không thể cạnh tranh được.

Citroën La Dalat
Một quảng cáo của công ty Xe Hơi Citroën tại Sài Gòn

Dựa trên mẫu mã của chiếc Méhari và chiếc Babybrousse rất thành công ở các thuộc địa cũ, Citroën nhập cảng vào Việt Nam những cơ-phận chính như bộ phận máy, tay lái, bộ nhún, bộ thắng,v.v. còn lại như đèn, kén báo hiệu, ghế nệm, dàn đồng đóng bằng tôn, mui xe bằng lá thép uốn hoặc vải, v.v. được chế tạo tại Việt Nam. Lúc tung ra thị trường vào năm 1970, tỷ lệ cơ phận nhập cảng so với cơ phận nội địa là 75/25 cho đến năm cuối cùng khi hãng Citroën đóng cửa vào năm 1975 là 60/40. Có tất cả là 4 kiểu La Dalat: loại 4 chỗ ngồi hoặc 2 chỗ ngồi với thùng chở hàng.

Vài chi tiết kỹ thuật

Động cơ 4 thì, 602 phân khối, 2 xi-lanh đối ở 2 đầu nằm dẹp (flat twin), hộp số gồm 4 số tay, chuyền động ở trục bánh trước. Dài 3,5 mét, rộng 1,53 mét, cao 1,54 mét. Nặng khoảng từ 480 đến 590 kí-lô tùy theo kiểu.

Citroën La Dalat
Một xe La Dalat trên đường phố Sài Gòn trước 1975

Xe La Dalat đánh đúng vào nhu cầu của dân lao động Việt Nam: ít tốn xăng, dễ sửa chữa, cơ phận dễ thay thế và đặc biệt là các cơ phận như cánh cửa, kiếng xe, v.v. đều có thể “tự chế”, dễ làm hơn các loại xe Nhật và rẻ tiền. Các bộ phận rời được bán với giá phải chăng vì hoàn toàn được chế tạo tại Việt Nam.

Phải biết

– Năm 1971 mua La Dalat là 650,000 đồng VNCH.
– Năm 1972 mua Mazda 1200 là 1,450,000 đồng VNCH.
– Năm 1972 xe Toyota 800 Sedan là 1,100,000 đồng VNCH.
– Một cái nhà trong hẻm lớn 7m, dài 25m rộng 6m 2 tầng khoảng 1,300,000 đồng VNCH.
– Luơng nhân viên bộ Nội Vụ cấp đốc sự 1970 khoảng 8,000/tháng.


Latest from Blog

Nhà thơ Cung Trầm Tưởng T

Tưởng niệm Nhà thơ Cung Trầm Tưởng

               Trước khi nhạc sĩ Phạm Duy cho ra đời nhạc phẩm “Tiễn Em“, phổ từ hai bài thơ “Mùa Thu Paris” và “Chưa bao giờ buồn thế” của nhà thơ Cung Trầm
Ca Từ Trịnh Công Sơn C

Ca từ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn

               Một chút ngẫm nghĩ về ca từ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn, một hiện tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử ca nhạc và cả trong lãnh vực văn học
Quán Văn Trong Nỗi Tình Cờ Q

Quán Văn Trong Nỗi Tình Cờ

               Quán Văn, cái tên trở thành rất thân thuộc ở Sài Gòn trước 1975, đã đưa tên tuổi nhiều nghệ sĩ sáng tác, trình diễn đi sâu vào lòng thưởng ngoạn của
Go toTop