Vài dòng tâm sự về “Chuyến đò vỹ tuyến” của nhạc sĩ Lam Phương

25/07/2017
1 phút đọc
3.5K views
Chuyến đò vỹ tuyến - Lam Phương

Nếu như Câu hò bên bờ Hiền Lương là tiếng lòng của người dân Việt ở bờ bắc sông Bến Hải thì Chuyến đò vỹ tuyến là tiêu biểu cho tâm tình của những người anh em ở bờ Nam.
Nhạc sỹ Lam Phương sáng tác bản Chuyến đò vỹ tuyến độ năm 1956-1957, khi cuộc tổng tuyển cử để thống nhất hai miền đã gần như đi vào ngõ cụt và sự chia cắt không biết bao giờ mới chấm dứt.
Sinh năm 1937, nhạc sỹ Lam Phương khi đó chỉ mới là chàng trai trẻ, vừa tròn 20 tuổi. Thế nhưng qua nét nhạc tài tình và một tâm hồn nhạy cảm với hoàn cảnh đau thương của dân tộc, ông đã cho ra đời một nhạc phẩm để đời mà 60 năm sau, khi các “vết thương chia cắt” đã lành thì “Chuyến đò vỹ tuyến’ vẫn mãi là khúc ca êm đềm ‘sưởi ấm cõi lòng“.
Khi nhắc đến Chuyến đò vỹ tuyến sẽ là một thiếu sót nếu như không nhắc đến ca sỹ Hoàng Oang, người đã gắn liền tên tuổi trong hơn 40 năm qua với bản này. Có lẽ Hoàng Oanh không phải là ca sỹ đầu tiên thể hiện Chuyến đò vỹ tuyến vì cô sinh năm 1950 mà thời điểm bản nhạc ra đời là khoảng 1956-1957. Tuy nhiên có một điều mà không một thính giả yêu nhạc xưa nào phủ nhận là Hoàng Oanh là người thể hiện thành công và lột tả được cái hồn của bản nhạc.

(Theo Dòng Nhạc Xưa)


Latest from Blog

Nhà thơ Cung Trầm Tưởng T

Tưởng niệm Nhà thơ Cung Trầm Tưởng

               Trước khi nhạc sĩ Phạm Duy cho ra đời nhạc phẩm “Tiễn Em“, phổ từ hai bài thơ “Mùa Thu Paris” và “Chưa bao giờ buồn thế” của nhà thơ Cung Trầm
Ca Từ Trịnh Công Sơn C

Ca từ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn

               Một chút ngẫm nghĩ về ca từ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn, một hiện tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử ca nhạc và cả trong lãnh vực văn học
Quán Văn Trong Nỗi Tình Cờ Q

Quán Văn Trong Nỗi Tình Cờ

               Quán Văn, cái tên trở thành rất thân thuộc ở Sài Gòn trước 1975, đã đưa tên tuổi nhiều nghệ sĩ sáng tác, trình diễn đi sâu vào lòng thưởng ngoạn của
Go toTop