Đài RFA phỏng vấn nhạc sĩ Cung Tiến

06/06/2020
10 phút đọc
2.2K views
nhạc sĩ Cung Tiến
Nhạc sĩ Cung Tiến và phu nhân (Hình: Văn Lan/Người Việt)

Phóng viên Mặc Lâm của đài radio RFA phỏng vấn nhạc sĩ Cung Tiến về những sáng tác và hoạt động âm nhạc của ông trong những thập niên qua ở hải ngoại.

Nhạc sĩ Cung Tiến tên thật là Cung Thúc Tiến, sinh năm 1938 tại Hà Nội. Thời kỳ trung học, Cung Tiến học xướng âm và ký âm với hai nhạc sĩ nổi tiếng Chung Quân và Thẩm Oánh. Trong khoảng thời gian 1957 đến 1963, Cung Tiến du học ở Australia ngành kinh tế và ông có tham dự các khóa về dương cầm, hòa âm, đối điểm, và phối cụ tại nhạc viện Sydney.

Trong những năm 1970 đến 1973, với một học bổng cao học của Hội đồng Anh (British Council) để nghiên cứu kinh tế học phát triển tại đại học Cambridge, Anh, ông đã dự các lớp nhạc sử, nhạc học, và nhạc lý hiện đại tại đó.

Năm 1987, Cung Tiến viết nhạc tấu khúc Chinh phụ ngâm, soạn cho 21 nhạc khí tây phương, được trình diễn lần đầu vào năm 1988 tại San Jose với dàn nhạc thính phòng San Jose, và đã được giải thưởng Văn Học nghệ thuật quốc khánh 1988.

Vào đầu thập kỷ 1980 Cung Tiến phổ nhạc từ 12 bài thơ trong tù cải tạo của Thanh Tâm Tuyền mang tên Vang Vang Trời Vào Xuân, tập nhạc này được viết cho giọng hát và Piano và được trình bày lần đầu tiên tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn vào năm 1985.

Năm 1992, Cung Tiến soạn tập Ta Về, thơ Tô Thùy Yên, cho giọng hát, nói, ngâm và một đội nhạc cụ thính phòng. Năm 2003, Ông đã thực hiện một tác phẩm nhạc đương đại Lơ thơ tơ liễu buông mành dựa trên một điệu dân ca chèo cổ. Ông cũng là hội viên của diễn đàn nhạc sĩ sáng tác Hoa Kỳ.

Trong lãnh vực văn học, giữa thập niên 50 và 60, với bút hiệu Thạch Chương, Cung Tiến cũng đã từng đóng góp những sáng tác, nhận định và phê bình văn học, cũng như dịch thuật, cho các tạp chí Sáng Tạo, Quan Điểm, và Văn.

Nhóm Sáng Tạo là nhóm nổi tiếng nhất xuất phát từ phong trào di cư. Hoạt động của họ là mở một con đường mới về ngôn ngữ hình ảnh cũng như về lý tưởng tự do. Tôi hợp tác với họ bằng những bài viết về triết học cũng như những nhận định âm nhạc lúc đó tôi đã đi du học. Thế hệ trẻ về sau lớp học trò của Nguyễn Sỹ Tế, Doãn Quốc Sĩ, Thanh Tâm Tuyền chắc chắn là chịu nhiều ảnh hưởng của Sáng Tạo.

Hai trong số các truyện ngắn ông dịch và xuất bản ở Việt Nam là cuốn Hồi ký viết dưới hầm của Dostoievsky và cuốn Một ngày trong đời Ivan Denisovitch của Solzhenitsyn.

Mặc Lâm: Là một người yêu thích âm nhạc và có những nhạc phẩm nổi tiếng rất sớm như: Hoài Cảm, Thu Vàng, Hương Xưa…lý do nào khiến ông trở thành một chuyên gia kinh tế học và ông có cho rằng kinh tế và âm nhạc là hai lĩnh vực khó hòa hợp lẫn nhau hay không?

Nhạc sĩ Cung Tiến: Câu hỏi này nó có hai phần một phần là tại sao tôi trở thành chuyên gia kinh tế học và một phần là giữa âm nhạc và kinh tế có hòa hợp với nhau hay không. Tôi được học bỗng kinh tế học vì âm nhạc không phải là ngành mà ngoại quốc cho chính phủ VNCH hồi đó. Sự thực thì âm nhạc và kinh tế không phải là khó hòa hợp vì cả hai đều là nghệ thuật cả. Kinh tế học không phải là một khoa học mà là một nghệ thuật giữa kẻ mua người bán, giữa người sản xuất và người tiêu dùng, cho nên nếu không hòa hợp được thì cũng không thể xung khắc lẫn nhau.

Mặc Lâm: Ông đã từng công tác với nhóm Sáng Tạo rất sớm qua bút hiệu Thạch Chương bằng những bài viết và dịch thuật, ông có nhận xét gì về hoạt động cũng như ảnh hưởng của nhóm này?

Nhạc sĩ Cung Tiến: Nhóm Sáng Tạo là nhóm nổi tiếng nhất xuất phát từ phong trào di cư. Hoạt động của họ là mở một con đường mới về ngôn ngữ hình ảnh cũng như về lý tưởng tự do. Tôi hợp tác với họ bằng những bài viết về triết học cũng như những nhận định âm nhạc lúc đó tôi đã đi du học. Thế hệ trẻ về sau lớp học trò của Nguyễn Sỹ Tế, Doãn Quốc Sĩ, Thanh Tâm Tuyền chắc chắn là chịu nhiều ảnh hưởng của Sáng Tạo.

Mặc Lâm: Được biết Thanh Tâm Tuyền là bạn thân của ông, xin ông cho biết một vài kỷ niệm đối với tài thơ này nhân kỷ niệm một năm ngày mất của thi sĩ.

Nhạc sĩ Cung Tiến: Tôi quen Thanh Tâm Tuyền năm 1956 khi tôi theo học năm cuối cùng của trung học tại Chu Văn An, lúc ấy Thanh Tâm Tuyền mới vào nam theo làn sóng di cư của sinh viên. Đây là ca khúc đầu tiên của chúng tôi viết từ năm 1953 lúc đó tôi mới 14 tuổi lúc tôi mới học đệ lục nó là công an khúc hoàn toàn trữ tình của một học sinh ảnh hưởng thơ mới lãng mạn của Huy Cận, Xuân Diệu ….Riêng với tôi nó là đứa con đầu lòng vẫn còn được thính giả yêu thích tôi vẫn thích vì nó giản dị và là một thời học trò của mình.
Hành trang du học của tôi chỉ có mấy quyển sách, trong đó có hai quyển Tôi Không Còn Cô Độc của Thanh Tâm Tuyền và Tháng Giêng Cỏ Non của Mai Thảo. Cho tới khi tôi về nước vào năm 1963 tôi mới gặp lại Thanh Tâm Tuyền và chúng tôi có những quan hệ thân thiết hơn.

Mặc Lâm: Thưa ông có phải văn chương cực kỳ lạ lẫm của Thanh Tâm Tuyền đã khiến ông phổ nhạc hai bài ĐêmLệ Đá Xanh hay vì lý do dễ hiểu hơn vì nhà thơ là bạn thân của ông?

Nhạc sĩ Cung Tiến: Tôi thấy bài thơ rất buồn và rất độc đáo. Bài thơ này tôi phổ ở Sydney năm 1957 với mục đích gửi tặng Phạm Đình Chương. Mãi sau này tôi mới phổ bản Đêm của Thanh Tâm Tuyền trong tập thơ Liên, Đêm Mặt Trời Tìm Thấy.

Mặc Lâm: Bên cạnh Thanh Tâm Tuyền là một nhà thơ khác trong nhóm Sáng Tạo cũng được ông quan tâm đó là nhà thơ Tô Thùy Yên, Với thi phẩm Ta Về ông đã sáng tác nhiều loại hình âm nhạc cho tác phẩm này, xin ông cho biết vài chi tiết về việc này.

Nhạc sĩ Cung Tiến: Tập thơ Ta Về của Tô Thùy Yên lọt ra khỏi trại cải tạo và Mai Thảo đưa cho tôi xem vài bài trước khi Tô Thùy Yên định cư tại Mỹ. Tôi đã soạn cho bài thơ này trở thành những giọng ngâm, hát, nói với những nhạc cụ tây phương phụ đệm.

Mặc Lâm: Thưa ông, từ nhạc phẩm đầu tay là bản Hoài Cảm được sáng tác năm 1953 cho đến nay đã có bao thăng trầm trong đời sống riêng cũng như của toàn dân tộc, ông có nhận xét gì về nhạc phẩm này và điều gì vẫn còn in đậm trong lòng ông cho tới bây giờ sau khi nhạc phẩm này ra đời?

Nhạc sĩ Cung Tiến: Đây là ca khúc đầu tiên của chúng tôi viết từ năm 1953 lúc đó tôi mới 14 tuổi lúc tôi mới học đệ lục nó là ca khúc hoàn toàn trữ tình của một học sinh ảnh hưởng thơ mới lãng mạn của Huy Cận, Xuân Diệu ….Riêng với tôi nó là đứa con đầu lòng vẫn còn được thính giả yêu thích tôi vẫn thích vì nó giản dị và là một thời học trò của mình.

Mặc Lâm: Cảm ơn Nhạc sĩ Cung Tiến.


Latest from Blog

Nhà thơ Cung Trầm Tưởng T

Tưởng niệm Nhà thơ Cung Trầm Tưởng

               Trước khi nhạc sĩ Phạm Duy cho ra đời nhạc phẩm “Tiễn Em“, phổ từ hai bài thơ “Mùa Thu Paris” và “Chưa bao giờ buồn thế” của nhà thơ Cung Trầm
Ca Từ Trịnh Công Sơn C

Ca từ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn

               Một chút ngẫm nghĩ về ca từ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn, một hiện tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử ca nhạc và cả trong lãnh vực văn học
Quán Văn Trong Nỗi Tình Cờ Q

Quán Văn Trong Nỗi Tình Cờ

               Quán Văn, cái tên trở thành rất thân thuộc ở Sài Gòn trước 1975, đã đưa tên tuổi nhiều nghệ sĩ sáng tác, trình diễn đi sâu vào lòng thưởng ngoạn của
Go toTop